Tìm hiểu về thoát vị bẹn

  • Thoát vị bẹn là khi tạng trong ổ bụng chui xuống bẹn bìu qua chỗ yếu trên thành bụng
  • Rất thường gặp, nam nhiều hơn nữ
  • Gồm thoát vị bẹn trực tiếp và gián tiếp
  • Các nguyên nhân phổ biến: gia tăng áp lực ổ bụng
    • Táo bón
    • Các hoạt động gắng sức (cử tạ)
    • Béo phì
    • Có thai
    • Yếu cơ thành bụng (di truyền hoặc tuổi cao)
    • bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hội chứng Ehlers-Danlos hoặc hội chứng Marfan
  • Triệu chứng
    • khối phồng bẹn, tăng kích thước hoặc gây đau khi gắng sức
  • Nên đi khám ngay khi
    • Khối phồng trở nên lớn hơn trước
    • Khối phồng thường có thể đẩy lên nhưng nay không đẩy lên được
    • Sốt
    • Khối phồng sưng đỏ
    • Đột ngột đau dữ dội tại vị trí khối phồng
    • Đau bụng, chướng bụng, nôn ói

Quản lý thoát vị bẹn

  • Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất
  • Gồm phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở, có thể sử dụng mảnh ghép hoặc không.

Phục hồi và chăm sóc vết thương

  • Tầm quan trọng của việc chăm sóc vết thương đúng cách: thúc đẩy lành bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bệnh nhân có thể tắm trong 24 đến 48 tiếng sau xuất viện. Gạc sạch có thể được đắp đến khi vết mổ khô. Không tắm bồn nước nóng trong 2 tuần. Không bôi thuốc mỡ.
  • Kháng sinh có thể được kê tùy vào sự phức tạp của ca mổ
  • Giảm đau: dùng tối thiểu để kiểm soát cơn đau, sau vài ngày khi cơn đau giảm, có thể chỉ cần dùng paracetamol. Uống đúng liều ghi trên toa, khi cơn đau không giảm, cần liên hệ với bác sĩ sớm.
    • Paracetamol kết hợp với NSAIDs (ketorolac hoặc ibuprofen): uống khi ăn no
    • Gabapentin có thể dùng bổ sung khi đau chưa được kiểm soát theo chỉ định của bác sĩ
  • Chế độ ăn: tập trung vào các thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa táo bón, mục tiêu khoảng 20-35g chất xơ mỗi ngày. Uống 6 đến 8 ly nước mỗi ngày tương đương 1.2 lít.
  • Giới hạn hoạt động gắng sức nặng 4 đến 6 tuần sau mổ (cử tạ, tập thể dục). Không nên cử tạ quá 4.5kg trong tuần đầu tiện, 9kg trong tuần tiếp và nâng tạ tùy theo nhu cầu trong các tuần kế. Có thể đi làm lại bình thường sau mổ 1 đến 2 tuần, tùy vào tính chất công việc.
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện thể thao cũng như đại tiện.

Các biến chứng

  • Đau
  • Chảy máu
  • Tầm quan trọng của việc báo cáo bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào cho bác sĩ phẫu thuật của bạn: sốt, đau tăng, nôn ói, bí trung đại tiện, khối phồng thay đổi màu sắc
  • Nhiễm trùng
  • Tái phát
  • Dị ứng mảnh ghép

Chăm sóc sau phẫu thuật

  • Tái khám theo lịch hẹn. Cắt chỉ vào ngày hậu phẫu thứ 7-10 tại trạm y tế địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Inguinal Hernia – NIDDK (nih.gov)

Inguinal Hernia – StatPearls – NCBI Bookshelf (nih.gov)

Instructions for Open Inguinal Hernia Surgery Care | After Surgery Care for Inguinal Hernia Surgery | University Hospitals (uhhospitals.org)

Categories: Blog